(Dùng cho chi bộ, đảng uỷ cơ sở, đảng uỷ bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở)

I. Bước chuẩn bị

1. Căn cứ chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm hoặc nhiệm vụ do đảng ủy (chi bộ) giao, cấp ủy được phân công giám sát đề xuất, báo cáo (bằng văn bản) với đảng ủy (chi bộ): Nội dung giám sát; tổ chức đảng, đảng viên được giám sát (sau đây gọi là đối tượng giám sát); kế hoạch giám sát (mốc thời gian giám sát, thời gian làm việc của tổ giám sát) và dự kiến thành phần tổ giám sát (gọi tắt là tổ giám sát).

 2. Đảng ủy (chi bộ) xem xét, ban hành quyết định (theo mẫu quy định) và kế hoạch giám sát (theo mẫu quy định).

 3. Tổ giám sát xây dựng đề cương gợi ý báo cáo để đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo; lịch làm việc của tổ giám sát; họp tổ giám sát để thông báo kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tổ giám sát; chuẩn bị văn bản, tài liệu liên quan phục vụ việc giám sát.

II- Bước tiến hành

1. Đối với chi bộ

– Tổ giám sát nhận và nghiên cứu báo cáo của đảng viên được giám sát; nếu thấy cần bổ sung thêm nội dung thì trao đổi cho đảng viên báo cáo, giải trình làm rõ. Nghiên cứu các tài liệu liên quan.

– Tổ giám sát dự thảo báo cáo kết quả giám sát.

– Tổ chức hội nghị thành phần là toàn thể đảng viên chi bộ.

Nội dung: Đảng viên được giám sát trình bày báo cáo nội dung được giám sát; tổ giám sát thông báo dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận và đề nghị.

– Chi bộ kết luận giám sát.

* Lưu ý: Chi bộ chỉ giám sát đối với đảng viên.

2. Đối với đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận

Tổ giám sát làm việc với tổ chức đảng quản lý đối tượng giám sát (nếu có); đối tượng giám sát để triển khai quyết định, kế hoạch giám sát; thống nhất lịch làm việc và yêu cầu đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo đề cương gợi ý, cung cấp hồ sơ, tài liệu; đề nghị chỉ đạo các tổ chức đảng và đảng viên có liên quan phối hợp thực hiện.

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

2. Đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo theo nội dung đề cương gợi ý (bằng văn bản) và các hồ sơ, tài liệu có liên quan; gửi tổ giám sát.

3. Tổ giám sát nghiên cứu báo cáo, tài liệu nhận được; làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung, đối tượng giám sát để thẩm tra, xác minh những nội dung, vấn đề cần làm rõ, phục vụ việc xem xét, đánh giá (khi cần thiết). Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát (mẫu theo quy định).

- Nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng giám sát, thành viên tổ giám sát hoặc có vấn đề chuyên môn, kỹ thuật cần giám định thì tổ trưởng tổ giám sát báo cáo đảng ủy xem xét, quyết định.

- Tổ giám sát trao đổi bằng văn bản với đối tượng giám sát những nội dung cần bổ sung, làm rõ.

4. Tổ chức hội nghị (tổ chức đảng quản lý đối tượng hoặc đối tượng giám sát chủ trì, ghi biên bản hội nghị) để tổ giám sát thông qua dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả giám sát, thẩm tra, xác minh về các nội dung giám sát và kiến nghị, đề xuất bằng văn bản (nếu có).

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

5. Tổ giám sát tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ (nếu có); hoàn chỉnh báo cáo kết quả giám sát; dự thảo thông báo kết luận giám sát trước khi trình đảng ủy.

III- Bước kết thúc:

1- Đối với chi bộ: Chi bộ ký ban hành thông báo kết luận giám sát (mẫu theo quy địnhgửi đảng viên được giám sát và báo cáo đảng ủy cấp trên.

2- Đối với đảng ủy:

Đảng ủy xem xét, kết luận:

+ Tổ giám sát báo cáo kết quả giám sát với đảng ủy.

+ Trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng được giám sát và tổ chức đảng quản lý đối tượng giám sát.

+ Đảng ủy thảo luận, xem xét, kết luận; nếu có dấu hiệu vi phạm thì xem xét, quyết định chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đối tượng giám sát.

Tổ giám sát hoàn chỉnh báo cáo kết quả giám sát; hoàn chỉnh thông báo kết luận giám sát trình đảng ủy ký, ban hành (mẫu theo quy định).

Đại diện đảng ủy và đại diện tổ giám sát công bố thông báo kết luận giám sát đến đối tượng giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.

 -Tổ giám sát họp rút kinh nghiệm; tổ trưởng tổ giám sát có văn bản nhận xét, đánh giá từng thành viên tổ giám sát, gửi người đứng đầu các đơn vị có cán bộ tham gia tổ giám sát (nếu cán bộ đó được trưng tập từ cơ quan khác tham gia tổ giám sát); lập hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định.

Ủy ban kiểm tra đảng ủy giám sát việc chấp hành kết luận của đảng ủy.

Ghi chú: Những đảng ủy cơ sở mà ban thường vụ tiến hành công tác giám sát thì thực hiện như quy trình của đảng ủy cơ sở.

* Hồ sơ một cuộc giám sát chuyên đề gồm:

+ Quyết định giám sát;

+ Kế hoạch giám sát;

+ Biên bản phân công thành viên tổ giám sát;

+ Lịch giám sát;

+ Đề cương gợi ý gửi đối tượng giám sát;

+ Báo cáo kết quả tự giám sát của đối tượng giám sát;

+ Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát;

+ Biên bản các cuộc làm việc, cuộc họp;

+ Báo cáo kết quả giám sát của tổ giám sát;

+ Thông báo kết luận giám sát;

+ Biên bản thông báo kết luận giám sát;

+ Biên bản họp rút kinh nghiệm của tổ giám sát.

________


  (Cập nhật ngày 03-11-2022)    



Các tin liên quan:
  QUY TRÌNH KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN (03-11-2022)
  QUY TRÌNH KIỂM TRA ĐẢNG VIÊN CHẤP HÀNH (03-11-2022)
  Mẫu Quy chế làm việc của UBKT đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2020 - 2025 (12-07-2022)
  Về việc tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp kiểm tra của Đảng" (24-06-2022)
  Mẫu báo cáo tháng, quý, năm dùng cho các chi, đảng bộ cơ sở (01-06-2017)
       Thông báo
       Hình ảnh hoạt động
         Tìm kiếm tin tức
Từ khóa:
Mục tin:
             Thống kê người dùng
  Đang online:               10
  Số lượt truy cập: 2941926
Tạp chí Đảng Cộng Sản
Tạp chí Xây dựng Đảng
Tạp chí Công sản
Báo Bình Định
Bản quyền thuộc về: ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH .
Địa chỉ: 02A Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
ĐT: 0256. 3811425
Chịu trách nhiệm nội dung: VÕ THỊ THU HÒA - TUV, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Bình Định.