Thời gian qua, những hậu quả do lãng phí gây ra được các cơ quan báo chí liên tục đưa tin. Lãng phí xảy ra ở nhiều nơi, kéo dài từ năm này đến năm khác. Có thể kể hàng trăm kiểu lãng phí như làm cầu hàng ngàn tỉ chưa sử dụng được do chưa có đường dẫn, ký túc xá sinh viên hàng mấy trăm tỉ ít người ở. Tại các thành phố lớn, nhiều trụ sở làm việc còn sử dụng tốt nhưng cơ quan chủ quản vẫn xây dựng trụ sở khác. Nhiều công trình xây dựng dang dở, đóng cửa bỏ hoang...

       Trên bình diện cá nhân, lãng phí được thể hiện ở việc mua sắm tiêu dùng vô độ; lối sống xa hoa, lãng phí về thời gian, đi muộn, về sớm, làm việc riêng, tán dóc trong giờ làm việc, đi họp không đúng giờ. Ở cấp độ cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức “ăn cắp” thời gian làm việc; tổ chức tiệc, khánh thành, khai trương…phô trương; sử dụng ngân sách bừa bãi. Người dân có việc đến cơ quan công quyền phải chờ đợi công chức, viên chức…Chỉ riêng các chỉ tiêu, định mức sử dụng phương tiện và tài sản công nếu không thực hiện đúng cũng gây lãng phí vô cùng lớn.

       Trước thực trạng này, Trung ương đã có nhiều quy định cụ thể, như việc ban hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, hay mới đây Chính phủ vừa ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019, trong đó, yêu cầu đầu tiên là siết chặt kỷ luật tài khóa - ngân sách nhà nước; tiết kiệm 10% chi thường xuyên; tiếp tục cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, khởi công, khánh thành các công trình; dừng các công trình hiệu quả đầu tư thấp, chưa thực sự cần thiết...Rồi Bộ Chính trị, Chính phủ, các Ban ngành ở Trung ương đề nghị cán bộ cấp dưới không “tranh thủ” biếu, tặng quà Tết lãnh đạo…

       Thử nhẩm xem, cả chục triệu cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang trong hệ thống chính trị trên cả nước, nếu đồng loạt tiết kiệm trong việc sử dụng ô tô, điện, nước, nước uống, mua sắm tài sản công, xây dựng và sửa chữa trụ sở làm việc…sẽ tiết kiệm được một khoản kinh phí khổng lồ. Vì vậy, chống lãng phí cần được thực hiện ở một cấp độ mới, cao hơn, quyết liệt hơn và trước hết là từ việc thay đổi tư duy, nhận thức. Mỗi một cá nhân cần phải chống lãng phí từ những việc làm cụ thể. Ra khỏi nhà, ra khỏi nơi làm việc phải tắt điện, tắt quạt, tắt nước…tiết kiệm sử dụng từng cây bút, từng tờ giấy và tiết giảm các thói quen phung phí trong sinh hoạt hàng ngày.

       Đối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức, trong công việc cần chủ động tham mưu và thực hiện nghiêm Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019, bằng những mục tiêu, hành động, kết quả cụ thể ở cơ quan, đơn vị và đối với từng cá nhân, đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn, thực hiện nghiêm túc, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức.

       Chống lãng phí phải bắt đầu từ cái nhỏ nhất của từng con người, từng thành viên trong xã hội.


Thiên Trúc - Ban Tổ chức Tỉnh ủy  (Cập nhật ngày 20-05-2019)    



Các tin liên quan:
  TỌA ĐÀM KHOA HỌC “BÌNH ĐỊNH, 50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MÌNH” (17-05-2019)
  Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2019) (17-05-2019)
  Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) (17-05-2019)
  Kết quả thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên của Đảng tại Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Bình Định (14-05-2019)
  VIỆC TRIỂN KHAI HỌC TẬP VÀ THỰC HIỆN LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH CỦA CÁN BỘ KIỂM SÁT NGÀNH KSND BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA (13-05-2019)
       Thông báo
       Hình ảnh hoạt động
         Tìm kiếm tin tức
Từ khóa:
Mục tin:
             Thống kê người dùng
  Đang online:               7
  Số lượt truy cập: 2944633
Tạp chí Đảng Cộng Sản
Tạp chí Xây dựng Đảng
Tạp chí Công sản
Báo Bình Định
Bản quyền thuộc về: ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH .
Địa chỉ: 02A Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
ĐT: 0256. 3811425
Chịu trách nhiệm nội dung: VÕ THỊ THU HÒA - TUV, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Bình Định.