Ngày 09/11/2018, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã có Thông báo số 566-TB/BTCTU về việc phân công chuyên viên theo dõi địa bàn. Đây là văn bản mang tính pháp lý đầy đủ nhất từ trước đến nay. Văn bản thể hiện rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chuyên viên Ban Tổ chức Tỉnh ủy theo dõi địa bàn.

     Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu

     Công tác theo dõi địa bàn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy thực chất là theo dõi công tác Tổ chức xây dựng đảng ở các địa phương, đơn vị; là thực hiện nhiệm vụ phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát trong triển khai các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về công tác tổ chức xây dựng đảng. Mục đích công tác nắm tình hình địa bàn là bảo đảm để lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy thường xuyên, kịp thời nắm bắt tình hình công tác Tổ chức xây dựng Đảng ở các địa bàn, nhằm tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Đồng thời, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa Ban Tổ chức Tỉnh ủy với các địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác Tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.

     Một trong những nhiệm vụ chính của Ban Tổ chức Tỉnh ủy là nghiên cứu, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ; đồng thời thẩm tra, thẩm định, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy liên quan đến công tác Tổ chức xây dựng đảng của cả hệ thống chính trị. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đều phân công chuyên viên theo dõi địa bàn để nắm chắc tình hình từ cơ sở, kịp thời hướng dẫn, đôn đốc, giám sát và phản ánh, tham mưu, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng đảng, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

     Trong những năm qua, công tác theo dõi địa bàn luôn được Ban Tổ chức Tỉnh ủy chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi để các phòng trong Ban, những công chức được phân công theo dõi địa bàn có nhiều đổi mới, cách làm hay, phát huy vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao; đóng góp tích cực trong công tác tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủynhững chủ trương, định hướng lớn trong công tác Tổ chức xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị.

     Việc nắm bắt tình hình địa bàn luôn kịp thời nắm bắt, phản ánh tình hình, làm tốt công tác phối hợp địa phương, đơn vị được giao phụ trách, giúp cho lãnh đạo phòng Tổ chức đảng - Đảng viên tham mưu lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy có những thông tin kịp thời tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo, giải quyết, khắc phục những tồn tại, vướng mắc ngay từ cơ sở, không để phát sinh thêm nhiều vấn đề trên các lĩnh vực.

     Bên cạnh những kết quả tích cực thì việc theo dõi địa bàn vẫn còn những bất cập, hạn chế như: Việc nắm bắt tình hình, diễn biến nội bộ và công tác cán bộ ở địa phương, đơn vị chưa sâu. Công tác nắm tình hình ở địa bàn có lúc, có việc thiếu kịp thời, chậm phát hiện những khuyết điểm, hạn chế, vướng mắc cũng như nguyên nhân của khuyết điểm, hạn chế, vướng mắc trong triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định… về công tác Tổ chức xây dựng đảng. Một số chuyên viên được phân công theo dõi địa bàn chưa có phương pháp công tác tốt dẫn đến thiếu thông tin toàn diện về tình hình địa phương, đơn vị. Từ đó chưa có nhiều ý kiến tham gia với lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan làm công tác cán bộ hoặc báo cáo với Phòng để kịp thời tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Ban xem xét, chỉ đạo. Chuyên viên làm công tác chuyên môn nhiều, chưa có thời gian nghiên cứu sâu về vấn đề này nên còn hạn chế.

     Trong tình hình mới, yêu cầu khách quan, cấp thiết đặt ra với công tác theo dõi địa bàn là cần thực hiện thường xuyên, kịp thời hơn, cần phải phản ánh, tham mưu, đề xuất trung thực, khách quan về những nội dung, nhiệm vụ của công tác tổ chức xây dựng đảng, cần phải có cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát, hệ thống hóa các phương pháp, cách thức, quy trình theo dõi địa bàn cho thật sự hợp lý, hiệu quả hơn.

     Kết quả bước đầu

     Qua hai năm triển khai thực hiện đã có những chuyển biến tích cực: Ý thức, vai trò, trách nhiệm của chuyên viên theo dõi địa bàn được nâng cao hơn, thẩm quyền, trách nhiệm được xác định cụ thể, rõ ràng, góp phần tiếp tục giữ gìn, xây dựng hình ảnh người chuyên viên ngành Tổ chức xây dựng Đảng. Chuyên viên theo dõi địa bàn đều xây dựng kế hoạch đi công tác địa bàn hằng tháng, xác định nhiệm vụ cụ thể trong mỗi đợt công tác. Ngoài việc tham dự các cuộc họp, hội nghị của địa phương, đơn vị, còn tích cực đi cơ sở để nắm tình hình, phát hiện những mô hình mới, cách làm hay để giới thiệu kinh nghiệm, nhân rộng mô hình; tìm hiểu những khó khăn, bất cập khi triển khai công tác Tổ chức xây dựng đảng, từ đó tham mưu, đề xuất các giải pháp phù hợp.

     Mối quan hệ giữa chuyên viên theo dõi địa bàn với các địa phương, đơn vị tốt hơn. Các địa phương, đơn vị hiểu rõ hơn về công tác theo dõi địa bàn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, cũng như nhiệm vụ, thẩm quyền của chuyên viên theo dõi địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi hơn để chuyên viên theo dõi địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, từ việc tiếp cận thông tin đến trao đổi, hướng dẫn thực hiện các quy trình về công tác cán bộ, cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các nhiệm vụ công tác Tổ chức xây dựng đảng. Đồng thời, đây cũng là kênh thông tin quan trọng trong đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của chuyên viên theo dõi địa bàn.

     Những giải pháp đột phá thời gian tới

     Trong tình hình mới, yêu cầu khách quan đặt ra với công tác theo dõi địa bàn là cần thực hiện thường xuyên, kịp thời hơn, cần phải phản ánh, tham mưu, đề xuất trung thực, khách quan về những nội dung, nhiệm vụ của công tác tổ chức xây dựng đảng, cần phải có cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát, hệ thống hóa các phương pháp, cách thức, quy trình theo dõi địa bàn cho thật sự hợp lý, hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác theo dõi địa bàn một cách thiết thực, hiệu quả hơn, cần quan tâm một số vấn đề sau:

     Một là, chuyên viên theo dõi địa bàn là cầu nối cần thiết để bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa Ban Tổ chức Tỉnh ủy với các địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác Tổ chức xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Công tác theo dõi địa bàn là nhằm hướng dẫn, đôn đốc thực hiện kịp thời các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy ở các địa phương, đơn vị; phát hiện những khuyết điểm, hạn chế, bất cập trong công tác tổ chức xây dựng đảng để kịp thời tháo gỡ, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ổn định, hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả và đồng bộ.

     Hai là, cần phải xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác theo dõi địa bàn bảo đảm tinh thông về nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức. Tiếp tục cải tiến phong cách, lề lối làm việc, cách tiếp cận từ thực tiễn; tích cực đổi mới phương pháp công tác, nắm chắc, sâu, kịp thời và toàn diện về công tác Tổ chức xây dựng đảng tại địa bàn được phân công; tăng cường đi cơ sở, bám sát địa bàn, theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ, tháo gỡ vướng mắc cho cơ sở; chú trọng tham mưu việc sơ kết, tổng kết những mô hình mới, cách làm sáng tạo ở địa phương, đơn vị.

     Theo dõi, đánh giá chính xác, kịp thời kết quả thực hiện các chỉ thị, nghị quyết đại hội đảng bộ về công tác xây dựng đảng tại từng địa phương, cơ quan, đơn vị; thực hiện tốt việc nắm cán bộ từ hồ sơ gốc đến thực tiễn công tác; có chính kiến và bản lĩnh trong tham mưu, đề xuất về cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý trong địa bàn; chú trọng quản lý và cập nhật hồ sơ lý lịch cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ; định kỳ xây dựng báo cáo cập nhật tình hình địa bàn được phân công phụ trách. Thẩm định, đề xuất về công tác cán bộ phải công tâm, khách quan, đúng nguyên tắc và đúng các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy; nắm chắc diễn biến tình hình nội bộ địa phương, đơn vị, tìm hiểu rõ nguyên nhân, bản chất vấn đề, đề xuất giải pháp kịp thời với lãnh đạo Ban.

     Cấp có thẩm quyền cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ dự nguồn để làm công tác theo dõi địa bàn; luân chuyển về công tác tại các địa phương, đơn vị để tiếp cận, đào tạo qua thực tiễn, sau đó điều động trở về để phân công nhiệm vụ theo dõi địa bàn.

     Ba là, thực hiện nghiêm chế độ bảo mật và phát ngôn; không được để lộ thông tin về công tác, nhất là thông tin về nhân sự với những người không có trách nhiệm và không liên quan đến công tác cán bộ; không tự ý phát ngôn những thông tin không thuộc thẩm quyền và trách nhiệm được phân công; không lợi dụng chức trách, quyền hạn và ảnh hưởng cá nhân để mưu lợi cho bản thân, gia đình hoặc làm những việc sai trái.

     Thứ tư, cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên viên theo dõi địa bàn để học hỏi lẫn nhau, góp phần nâng cao chất lượng công việc.


Đ/c Thiên Trúc - BTC TU  (Cập nhật ngày 05-11-2020)    



Các tin liên quan:
  Cần quan tâm hơn nữa việc ứng dụng KHKT vào sản xuất (12-10-2020)
  Huy hiệu Đảng, niềm vinh dự lớn lao (11-09-2020)
  Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp (10-09-2020)
  Chi bộ Cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tổ chức sinh hoạt Chuyên đề “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (04-09-2020)
  Đảng ủy BHXH tỉnh Bình Định lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trong 05 năm (2015-2019) (11-08-2020)
       Thông báo
       Hình ảnh hoạt động
         Tìm kiếm tin tức
Từ khóa:
Mục tin:
             Thống kê người dùng
  Đang online:               5
  Số lượt truy cập: 2945509
Tạp chí Đảng Cộng Sản
Tạp chí Xây dựng Đảng
Tạp chí Công sản
Báo Bình Định
Bản quyền thuộc về: ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH .
Địa chỉ: 02A Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
ĐT: 0256. 3811425
Chịu trách nhiệm nội dung: VÕ THỊ THU HÒA - TUV, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Bình Định.